Agribank Tuyên Quang tiếp sức phát triển du lịch sinh thái

12/01/2024 627 lượt xem
Cỡ chữ

Điểm tựa hiện thực hóa giấc mơ

Trên đường đưa chúng tôi thăm quan khu du lịch sinh thái Nam Phong (thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang), Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và Khách sạn Nam Phong Ngô Thị Kim Oanh chia sẻ, bà đã gắn bó với Hàm Yên, gắn bó với hoạt động nông nghiệp kết hợp với du lịch được gần 20 năm. Đúng như câu nói “vạn sự khởi đầu nan”, thời gian đầu (khoảng năm 2006 – 2010), hoạt động khởi nghiệp của bà gặp vô vàn khó khăn, nhất là khó khăn về nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất, duy trì hoạt động… Nhiều khi bà tưởng chừng không thể vượt qua và muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ sự động viên, hỗ trợ của gia đình, nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Agribank Tuyên Quang) mà hành trình khởi nghiệp đã bớt khó khăn, bước đầu tạo nên sự phát triển như hiện nay.

“Trải qua gần 20 năm thực hiện giấc mơ làm nông nghiệp kết hợp với du lịch, đến nay, tôi đã thành công. Giờ đây, hằng năm, thu nhập từ nông nghiệp và du lịch của tôi khoảng 2 tỉ đồng. Để có được ngày hôm nay, tôi phải cảm ơn Agribank đã giúp tôi vượt qua rất nhiều khó khăn, mong rằng Tuyên Quang ngày càng phát triển và có nhiều điểm du lịch như thế này”, bà Oanh chia sẻ. Để xây dựng khu du lịch sinh thái Nam Phong, bà Oanh đã trồng hơn 2.000 cây cam sành (cây chủ lực của Hàm Yên), xen lẫn vào các loài hoa cùng với khu vực đồi thông, thác nước, hồ sinh thái đã mang đến một sắc màu rực rỡ cho điểm du lịch.

Thời gian qua, Agribank Tuyên Quang đã luôn là người bạn đáng tin cậy của người dân, là ngân hàng chủ lực cung ứng vốn thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Bên cạnh đó, Agribank Tuyên Quang cũng là ngân hàng thương mại duy nhất hợp tác với các tổ chức chính trị – xã hội, tạo nên mạng lưới các tổ liên kết vay vốn đến các thôn/bản nhằm hỗ trợ tối đa cho người nông dân trong tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ ngân hàng. Đến ngày 31/12/2023, dư nợ cho vay của Agribank Tuyên Quang đạt 10.294 tỉ đồng, chiếm 34% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Trong đó, tỉ trọng dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn so với tổng dư nợ tín dụng đạt trên 70%; tỉ trọng dư nợ tín dụng qua các tổ liên kết vay vốn so với tổng dư nợ tín dụng đạt 45% với trên 1.400 tổ liên kết, trên 33.000 thành viên tổ liên kết. Với vai trò trung gian tín dụng, Agribank Tuyên Quang đã có những đóng góp nhất định vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội khu vực nông thôn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cải thiện đời sống của nhân dân. Đây chính là minh chứng rõ nét cho những đóng góp quan trọng của Agribank vào sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, thời gian qua, các ngân hàng trên địa bàn, nhất là Agribank Tuyên Quang đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn tín dụng, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu, có phương án/dự án hiệu quả, đủ điều kiện một cách nhanh chóng, kịp thời, phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng.

Tiếp tục phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Trong thời gian tới, nhằm góp phần tích cực phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Agribank Tuyên Quang tiếp tục hướng tín dụng và dịch vụ ngân hàng vào lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả. Đồng thời, thường xuyên tổ chức khảo sát tình hình kinh tế – xã hội tại tỉnh Tuyên Quang, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá những thế mạnh, hạn chế của từng địa bàn, nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, để có giải pháp mở rộng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn; phối hợp với cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội, các ban, ngành liên quan tại địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chính sách tín dụng… Agribank Tuyên Quang định hướng duy trì tín dụng đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở mức trên 70% tổng tín dụng của Chi nhánh, ưu tiên đáp ứng 100% các nhu cầu vốn phục vụ phát triển tam nông kịp thời, theo đúng quy định. Song song với đó, Agribank Tuyên Quang cũng sẽ quan tâm đổi mới phương thức cho vay, cải tiến quy trình, đơn giản thủ tục cho vay và đẩy mạnh thực hiện chính sách an sinh xã hội.
 

Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang Trịnh Ngọc Tuấn và lãnh đạo Agribank Tuyên Quang
thăm khu du lịch sinh thái của bà Ngô Thị Kim Oanh


Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang Trịnh Ngọc Tuấn khẳng định, hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang đã xác định tín dụng và dịch vụ ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Do đó, trong thời gian tới, NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang sẽ cùng các ngân hàng tiếp tục triển khai đầy đủ, kịp thời, có kết quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN, cấp ủy, chính quyền địa phương về ưu đãi lãi suất, ưu đãi phí dịch ngân hàng, đổi mới và đơn giản hóa thủ tục vay vốn đối với khách hàng, nhất là khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khách hàng đầu tư sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực trọng điểm, thế mạnh,định hướng của địa phương… NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang cũng sẽ thường xuyên thực hiện rà soát, khảo sát, nắm bắt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách tiền tệ, tín dụng; luôn bảo đảm tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn, có phương án/dự án hiệu quả và đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận vốn nhanh nhất, đúng quy định, sớm phát huy hiệu quả vốn tín dụng trong thực tiễn. Ông Tuấn cũng khẳng định, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thống đốc NHNN, cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng lòng, chia sẻ của tập thể lãnh đạo, công chức, người lao động trong toàn hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội, hỗ trợ vốn cho nhiều mô hình du lịch xanh, kinh tế xanh… của tỉnh Tuyên Quang, góp phần vào sự phát triển chung của ngành Ngân hàng và đất nước. 
 

Tú Minh 

NHNN Chi nhánh Tuyên Quang

Chia sẻ

In trang

Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu



Bình luận

Đóng lại
ok

Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập

Các tin tức khác
Xem tất cả

ESG trong ngành Ngân hàng

ESG trong ngành Ngân hàng

18/01/2024
192 lượt xem
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà thế giới hiện nay phải đối mặt và có khả năng ảnh hưởng nặng nề đến những khu vực dễ bị tác động trên thế giới. Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam tin tưởng vào một hành trình dịch chuyển công bằng mang lại lợi ích cho con người và hành tinh của chúng ta.

Agribank An Giang - đầu tàu tiên phong cho vay phát triển tam nông ở địa phương

Agribank An Giang – đầu tàu tiên phong cho vay phát triển tam nông ở địa phương

10/01/2024
875 lượt xem
An Giang là tỉnh có thế mạnh về phát triển sản xuất nông nghiệp, ba mặt hàng chủ lực có lợi thế so sánh, gồm: Lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái. Ngoài ra, còn có làng nghề truyền thống bản địa được bảo tồn và phát triển.

Bắc Giang: Đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn

Bắc Giang: Đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn

09/01/2024
903 lượt xem
Đặt mục tiêu tập trung huy động nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, tranh thủ nguồn vốn của Trung ương, tăng cường huy động vốn tại địa phương, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng dư nợ theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong năm 2023, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực phấn đấu để đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn.

Agribank nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển bền vững

Agribank nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển bền vững

09/01/2024
935 lượt xem
Năm 2023 kỷ niệm 30 năm thành lập Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, 35 năm thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Công đoàn Agribank cùng các cấp công đoàn và đoàn viên, người lao động trong hệ thống Agribank tích cực đổi mới phương thức hoạt động, nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn, thách thức vươn lên đạt được những kết quả nổi bật trên hầu hết các lĩnh vực, hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh năm 2023.

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh cho vay vốn phát triển kinh tế địa phương

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh cho vay vốn phát triển kinh tế địa phương

05/01/2024
1.017 lượt xem
Năm 2023, tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tiếp tục có những chuyển biến tích cực với nhiều khởi sắc; trên đà phục hồi và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Bình và đề xuất một số giải pháp

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Bình và đề xuất một số giải pháp

03/01/2024
787 lượt xem
Trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước không chỉ đóng vai trò bảo vệ cho nền kinh tế mà còn phải tham gia vào quá trình điều tiết các ngành và lĩnh vực để đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra.

Vốn ngân hàng tiếp sức ngành hàng cá tra vượt khó, phát triển

Vốn ngân hàng tiếp sức ngành hàng cá tra vượt khó, phát triển

30/12/2023
918 lượt xem
Cá tra là ngành hàng thủy sản có thế mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sau lúa gạo. Trong năm 2023, dưới tác động của lạm phát và bất ổn chính trị, ngành cá tra phải đối mặt với không ít khó khăn. Hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra bị ảnh hưởng do tình trạng tồn kho cao của các nhà bán lẻ, thị trường ngày càng khó khăn. Trước khó khăn đó, vốn tín dụng ngân hàng đã vào cuộc tiếp sức hỗ trợ tái cấu trúc ngành hàng cá tra, tạo cơ hội phát triển bền vững.

Những “căn nhà mơ ước” ở Thủ đô kháng chiến

Những “căn nhà mơ ước” ở Thủ đô kháng chiến

29/12/2023
825 lượt xem
Ngày 26/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1: Từ 2021 – 2025 (Nghị định số 28) đã giúp cho người dân tộc thiểu số và miền núi trên cả nước được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi, cất nên những “căn nhà mơ ước”, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang – Thủ đô kháng chiến.

Thành phố Hồ Chí Minh: Đầu tàu triển khai tín dụng chính sách xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh: Đầu tàu triển khai tín dụng chính sách xã hội

27/12/2023
896 lượt xem
Năm 2023 chuẩn bị khép lại để chào đón năm mới 2024. Trong không khí chào đón năm mới, mỗi cán bộ, người lao động Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đều phấn khởi, rộn ràng, khi cách đây ít ngày, Chi nhánh trở thành đơn vị cán mốc dư nợ 10.000 tỉ đồng, tăng trưởng tín dụng tăng 34,8% so với năm 2022.

Nguồn vốn Agribank giúp người nông dân Bắc Giang “ngược đường, thắng lớn”

Nguồn vốn Agribank giúp người nông dân Bắc Giang “ngược đường, thắng lớn”

27/12/2023
1.035 lượt xem
Đến huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vào thời điểm nửa cuối tháng 11/2023, chúng tôi cảm nhận được sức sống mạnh mẽ của một vùng đất trù phú được phủ kín màu xanh của những gốc bưởi, gốc cam sai trĩu quả.

Hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang: Kết quả và một số giải pháp, khuyến nghị

Hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang: Kết quả và một số giải pháp, khuyến nghị

26/12/2023
1.068 lượt xem
Ngành nông nghiệp An Giang đã được cơ cấu lại theo hướng hiện đại, phát triển về quy mô, trình độ sản xuất, chất lượng tăng trưởng.

Dòng chảy tín dụng - Động lực phát triển ngành hàng lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Dòng chảy tín dụng – Động lực phát triển ngành hàng lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

18/12/2023
1.341 lượt xem
Ngành hàng lúa gạo là điểm sáng trong xuất khẩu nông sản năm 2023, trong đó có sự đóng góp lớn của dòng chảy tín dụng ngân hàng tạo động lực mới cho ngành hàng lúa gạo chất lượng cao.

Agribank và những giải pháp đưa Nghị quyết số 19-NQ/TW vào cuộc sống

Agribank và những giải pháp đưa Nghị quyết số 19-NQ/TW vào cuộc sống

08/12/2023
1.547 lượt xem
Kinh tế thế giới và trong nước thời gian qua đã đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, ngành Ngân hàng cùng với các bộ, ngành đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.

Tuyên Quang: Hiệu quả tín dụng chính sách từ sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền

Tuyên Quang: Hiệu quả tín dụng chính sách từ sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền

08/12/2023
1.477 lượt xem
Cuối năm 2022, Tuyên Quang còn 40.522 hộ nghèo, chiếm 18,9% hộ dân toàn tỉnh; dự kiến năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 15,39%. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII đặt mục tiêu đến năm 2025 giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, giảm tỉ lệ thiếu hụt việc làm xuống dưới 15%, tạo việc làm cho hơn 15.000 hộ nghèo tại tỉnh Tuyên Quang

Điều hành chính sách tiền tệ đóng vai trò tích cực trong hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Điều hành chính sách tiền tệ đóng vai trò tích cực trong hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế

07/12/2023
1.925 lượt xem
Kinh tế thế giới năm 2023 nhìn chung tăng trưởng thấp, mức độ tăng trưởng phân hóa và không đồng đều giữa các khu vực. Theo dự báo vào tháng 10/2023 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế thế giới được nâng dự báo lên mức 2,1%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra trước đó.

DEV

SEX